Quyên
Khánh Vi
Nguyễn Hưng
Trẻ từ 3 tuổi trở lên, bố mẹ đã nên dạy con các thói quen tốt, trong đó dạy trẻ tính ngăn nắp là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu đã cho thấy, độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi là thời gian tốt nhất để rèn luyện nếp sống khoa học cho con. Nếu bỏ qua giai đoạn quan trọng này, con bạn có thể đã hình thành những thói quen xấu và rất khó để thay đổi. Thế nên, ngay từ 3 tuổi hãy dạy con tính ngăn nắp bằng những tuyệt chiêu dưới đây :
Dạy trẻ tính ngăn nắp ngay từ nhỏ là rất quan trọng
1. Hãy phân việc cụ thể
Muốn dạy trẻ tính ngăn nắp thì bạn hãy thể hiện sự rõ ràng ngay từ khâu phân việc. Hãy chỉ ra những việc cụ thể mà trẻ phải làm “nhiệm vụ cần rõ ràng và công việc phải phù” là nguyên tắc hàng đầu. Nếu bạn chỉ nói rằng “con hãy dọn phòng của mình đi nhé” thì chắc chắn bé sẽ làm một cách qua loa, chống đối. Nhưng nếu bạn chỉ rõ:
- Con hãy giúp mẹ gấp chăn gọn gàng lại nhé!
- Sau khi chơi xong con hãy cất đồ chơi lại chỗ cũ ngay lập tức nhé!
- Con hãy cất dép của mình vào trong tủ giày đi nào!
…
Khi chỉ rõ công việc cụ thể, trẻ sẽ biết mình phải làm gì và không thể thoái thác. Cố gắng đừng ra lệnh cho con một cách gắt gỏng, hãy để con làm việc đó một cách tự nguyện và trách nhiệm nhé. Bạn cung nên lựa chọn những công việc phù hợp với độ tuổi của con nhé.
Chẳng hạn, trẻ 3 tuổi có thể dọn dẹp đồ chơi của mình, xếp lại giày dép. Trẻ 4 tuổi có thể tự gập lại chiếc chăn và xếp lại gối trên giường ngủ. Trẻ 5 tuổi có thể sắp xếp lại sạch vở, đồ chơi và quét phòng của mình. Trẻ 6 tuổi có thể tự gập quần áo và xếp gọn trong tủ…
2. Hãy luyện cho con sự trách nhiệm
Muốn dạy trẻ tính ngăn nắp thì tinh thần trách nhiệm là không thể thiếu. Bạn có thể dán trước cửa phòng con danh sách các công việc cần làm, khi một việc hoàn thành, bạn giúp con đánh dấu “tích” vào, giả dụ khi trẻ hoàn thành 15 việc, bạn sẽ treo “thưởng” bằng cách dẫn đi sở thú, công viên hoặc đi những nơi mà con thích. Hãy dành thời gian bên trẻ nhiều hơn thay vì chỉ thưởng đồ chơi hoặc kẹo.
Đồng thời, nếu con không thể hoàn thành những công việc được giao, bạn cũng cần có những hình phạt hợp lý. Chẳng hạn như đưa con vào một phòng kín và ngồi suy ngẫm, không mua cho con món đồ chơi con thích… Đừng bao giờ lạm dụng đòn roi, bởi nó không mang lại hiệu quả, thậm chí còn phản tác dụng, khiến trẻ trở nên ngỗ ngược hơn.
Bạn nên luyện cho trẻ tinh thần trách nhiệm.
3. Dành không gian riêng cần thiết cho trẻ
Hãy tạo cho con bạn một không gian riêng và để trẻ tự trang trí, đây cũng chính là cách giúp con có ý thức dọn dẹp khu vực của mình, và bạn cũng từng bước dạy trẻ tính ngăn nắp. Hãy giải thích cho con hiểu, nếu con bừa bãi thì không gian riêng của bé sẽ xấu xí như thế nào. Sau khi để con trang trí không gian riêng, bạn hãy chụp lại một bức ảnh thật đẹp, và khi nơi đó bữa bãi, bạn hãy mang bức ảnh ra để con thấy sự khác biệt nhé.
4. Biến mọi việc thành niềm vui
Đừng khiến con cảm thấy nặng nề và khó chịu khi phải làm việc nhà hay dọn dẹp. Bạn hãy tạo thêm nguồn cảm hứng để con có động lực thực hiện nhiệm vụ của mình nhé. Mỗi khi con phải dọn dẹp phòng, bạn có thể bật nhạc và cùng bé ca hát. Với cách này bé sẽ thích thú lắm đấy.
5. Hãy là tấm gương mẫu mực cho con
Hãy nhớ rằng trẻ luôn làm bắt chước những gì bạn làm kể cả những thói quen xấu mà bạn không hề hay biết. Hãy cố gắng rèn mình vào nếp sống để con nhìn bạn như một tấm gương mẫu mực trong việc ngăn nắp gọn gàng.
Nguồn afamily
19/01/2024
28/04/2020
23/11/2019
02/05/2018
27/04/2018
10/02/2018
04/09/2017
01/09/2017
31/08/2017
02/08/2017