Quyên
Khánh Vi
Nguyễn Hưng
Rau muống. Ảnh: kienthuc.
Tiến sĩ Võ Văn Chi với hàng chục năm nghiên cứu về cây thuốc cho biết rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forssk. Cây thuộc họ khoai lang Convolvulaceae. Đây là cây thảo sống nhiều năm, bò lan trên mặt đất hay mặt nước. Thân hình trụ rỗng ruột, có rễ ở mắt. Lá màu lục, hình tam giác hay mũi tên. Hoa màu trắng hoặc tím nhạt, hình phiễu. Quả nang tròn 8-9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung.
Đông y thường dùng dây và lá rau muống làm thuốc, người ta chọn loại rau có màu tía, lấy các chồi và cọng. Cây có vị ngọt, nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu chỉ huyết. Loại rau này thường được dùng trị ngộ độc thức ăn, thuốc, tiểu tiện khó, tiểu ra máu, chảy máu cam, xuất huyết dạ dày, ho ra máu, trĩ xuất huyết.
Phân tích dược lý cho thấy rau muống chứa protein, béo, carbohydrat, các chất khoáng canxi, magie, sắt và các vitamin, provitamin A, vitamin C. Ngoài ra còn có nhiều lipid hơn hầu hết loại rau khác, trong đó có monogalactosyldiglycerid và digalactosyldiglycerid, sterol, các chất N-trans và N-cis feruloyltyramin.
Tiến sĩ Võ Văn Chi giới thiệu bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Dùng 60 g cọng rau muống, 30 g râu ngô, rửa sạch nấu nước uống. Lưu ý: Để đảm bảo vệ sinh an toàn, trước khi sử dụng nên rửa sạch từng ngọn rau muống rồi ngâm với nước muối loãng chừng 10-15 phút, sau đó vớt ra rửa lại, để cho ráo rồi dùng.
Thi Trân
19/01/2024
28/04/2020
23/11/2019
02/05/2018
27/04/2018
10/02/2018
04/09/2017
01/09/2017
31/08/2017
02/08/2017