Quyên
Khánh Vi
Nguyễn Hưng
Phạm Ngà
(GDVN) - Dưới đây là những lời khuyên và phương pháp nấu ăn tốt nhất để giữ lại giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, nhằm đảm bảo cho bạn chế độ ăn đủ chất và lành mạnh!
Có thể bạn đã chọn được nguồn thực phẩm lành mạnh, đủ dinh dưỡng và tốt nhất cho sức khỏe, nhưng vì một vài thao tác không đúng trong khi nấu, nguồn dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ không được giữ lại.
Trong quá trình nấu ăn, nhiều loại vitamin bị phá hủy, các khoáng chất có thể bị hòa tan, khiến cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết, gây tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
Đối với những người có vấn đề về tiêu hóa, vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn. Lí do bởi thức ăn được nấu theo quy trình không chuẩn, sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu trong đường ruột.
Bạn có thể tìm thấy những lời khuyên và phương pháp nấu ăn tốt nhất để giữ lại giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, cũng như các phương pháp thích hợp cho người gặp vấn đề về tiêu hóa.
Nấu ăn nhanh, không hâm lại đồ ăn
Khoa học đã chỉ ra: thời gian nấu càng dài và nhiệt độ càng cao càng làm mất đi nguồn vitamin và dinh dưỡng tuyệt vời có trong thực phẩm.
Ngoài ra khi nấu ăn càng lâu, các loại vitamin dễ tan trong nước như Vitamin B hay C sẽ tan hết ra trong nước dùng. Chỉ có các omega hay chất béo là ổn định.
Hâm nóng lại đồ ăn nhiều lần, đặc biệt là rau cũng là việc làm không nên và dễ khiến các vitamin bị hủy diệt nhanh chóng.
Nấu ăn ở nhiệt độ thấp
Đồ ăn được nấu chín ở nhiệt độ càng cao, càng làm thay đổi cấu trúc của các loại vitamin. Vì thế, nên nấu ăn ở nhiệt độ thấp và vừa phải, đảm bảo ổn định cấu trúc của các loại vitamin và khoáng chất.
Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng
Nên đậy vung nồi trong khi nấu, hạn chế mở nắp nồi để đồ ăn không bị tiếp xúc với ánh sáng, ảnh hưởng đến lượng vitamin.
Một số thực phẩm chứa lượng vitamin B2 cao, rất dễ bị tác động bởi ánh sáng và gây ra hiện tượng ôxy hoá bởi tác nhân này.
Đậy nắp nồi cũng hạn chế tình trạng bay hơi của một số loại dinh dưỡng, đồng thời tiết kiệm được thời gian nấu nướng vì thực phẩm sẽ nhanh chín hơn.
Tránh chiên, rán thực phẩm
Thực phẩm được làm chín bởi dầu nóng có thể sản sinh ra các chất gây ung thư và gây viêm trong cơ thể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra thực phẩm rán ở nhiệt độ quá cao dễ bị cháy, là nguyên nhân hàng đẩu gây nên ung thư bao tử, ung thư vú, các bệnh ung thư vùng ruột kết và trực tràng.
Nhiệt độ cao cũng gây ra sự phá hủy các carotenoid, đặc biệt là pro-vitamin A trong rau củ và khiến protein trong thịt biến tính, tạo ra các hợp chất liên kết khó tiêu hóa.
Giảm lượng nước khi nấu ăn
Các phương pháp chế biến như nấu, luộc dĩ nhiên lành mạnh và tốt cho sức khỏe hơn chiên, rán. Tuy nhiên, nếu không chú ý, quá trình luộc, nấu vẫn có thể làm mất rất nhiều vitamin trong thực phẩm.
Một số loại vitamin tan trong nước khi bạn đun nóng, vì thế, chỉ nên nấu với lượng nước vừa phải và ăn cả nước để không làm mất dinh dưỡng.
Nấu với quá nhiều nước và bỏ đi sẽ làm lượng lơn vitamin bị thất thoát.
Nên hấp thực phẩm thay vì đun nấu
Thực phẩn được chế biến bằng việc hấp cách thủy sẽ có chín với nhiệt độ thấp hơn, do đó chỉ có một phần rất nhỏ các vitamin và khoáng chất bị tác động bởi nhiệt độ.
Không dùng nước để nấu thực phẩn cũng làm giảm lượng vitamin bị hòa tan so với phương pháp nấu, luộc.
Bạn có thể đem hấp chín các loại rau như: bí xanh, bí dỏ hay su hào, cà rốt,…
Không nên gọt vỏ một số loại rau củ
Nhiều người có thói quen loại bỏ hết phần vỏ rau củ vì cho rằng đây là thành phần tiếp xúc với đất bẩn hay hóa chất. Tuy nhiên, ở một số loại rau củ, phần vỏ còn chứa nhiều vitamin hơn cả phần bên trong.
Ví dụ vỏ bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím,..chứa hàm lượng vitamin C cao và chúng ta không nên bỏ đi trong quá trình chế biến.
Theo khuyến cáo, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được thì không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch rồi đem nấu là được.
19/01/2024
28/04/2020
23/11/2019
02/05/2018
27/04/2018
10/02/2018
04/09/2017
01/09/2017
31/08/2017
02/08/2017