Quyên

091.416.4733
 

Khánh Vi

091.415.7325

Nguyễn Hưng

090.370.3374

Tin tức

Tin tức

Bí kíp biến thức ăn thành thuốc chữa bách bệnh

Nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng đột biến tỷ lệ mắc các bệnh ung thư, chuyển hóa miễn dịch là do lối sống và những sai lầm trong ăn uống của con người.

Nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng đột biến tỷ lệ mắc các bệnh ung thư, chuyển hóa miễn dịch là do lối sống và những sai lầm trong ăn uống của con người. Góp phần giảm thiểu thực trạng này, Tiến sĩ, Lương y Phùng Tuấn Giang (phòng khám Thọ Xuân Đường) - Chủ tịch Tổ chức Quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam đã có những chia sẻ rất hữu ích về bí kíp biến thức ăn thành thuốc để tăng sức khỏe và chữa nhiều loại bệnh.
Ăn hoa quả tốt cho cơ thể nhưng phải biết cách ăn đúng


Một số sai lầm trong ăn uống của người Việt

Sau nhiều năm chữa bệnh và nghiên cứu về quá trình chuyển hóa các chất cơ bản trong cơ thể người, TS.Lương y Phùng Tuấn Giang nhận thấy quá nhiều bệnh nan y sinh ra từ chính thói quen ăn uống thiếu khoa học, trong đó có 4 sai lầm lớn nhất bao gồm:

Thứ nhất: Ăn nhiều thịt và mỡ động vật, lạm dụng thức ăn nhanh, đồ đóng hộp chứa các chất phụ gia bảo quản độc hại, nước uống có ga nhiều đường.

Thứ hai: Đun chín tất cả các loại rau, củ, hạt. Điều này vô tình làm phân hủy lượng lớn vitamin và muối khoáng có lợi cho cơ thể. Nhiệt độ cao còn có thể tạo ra những hợp chất trung gian có hại.

Thứ ba: Ăn quá nhanh. Khi ăn quá nhanh, não bộ không thể điều khiển được quá trình tiêu hóa theo đúng nhịp sinh học thông thường. Hệ tiêu hóa không tiết ra đủ các enzym để chuyển hóa glucid, lipid, protein trong thức ăn, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa.

Thứ tư: Ăn hoa quả vô tội vạ. Ăn hoa quả là điều tốt nhưng việc ăn hoa quả ngay sau bữa ăn và ăn sau 12h trưa sẽ tăng nguy cơ mắc sỏi thận và các bệnh về dạ dày.

TS. Giang nhấn mạnh thêm: 4 sai lầm kể trên đã hình thành lâu dài trong cách chế biến và ăn uống của người Việt. Để phòng và chữa được bệnh thì không còn cách nào khác là phải thay đổi được tư duy về thói quen ăn uống, đảm bảo các tiêu chí chung là: “ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm”.

Bất ngờ trước hiệu quả của việc  “Ăn tươi sống chống ung thư”

Tháng 10 vừa qua, TS.Lương y Phùng Tuấn Giang cùng một số chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền đã có chuyến công tác Ấn Độ để tìm hiểu về thành tựu chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên không dùng thuốc tại quốc gia này. Những thành tựu học hỏi được từ lần thực tế đã giúp TS.Giang một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của “ăn sống” trong việc phòng chữa rất nhiều loại bệnh liên quan đến chuyển hóa miễn dịch, đặc biệt là ung thư. Trải qua quá trình nghiên cứu dựa trên sự kết hợp với nhóm nhà khoa học, giáo sư hàng đầu về dược liệu của Việt Nam, TS.Giang đã Việt hóa được một số công thức ăn áp dụng vô cùng hiệu quả cho nhiều bệnh nhân ung thư, tiểu đường và một số bệnh miễn dịch chuyển hóa khác.

Dưới đây là toàn bộ công thức và phương pháp ăn uống tăng sức khỏe, chữa tiểu đường và các bệnh miễn dịch chuyển hóa từ những nghiên cứu cụ thể của TS.Giang:

Giá trị dinh dưỡng của một số loại đậu, rau củ (xem bảng).

Vì sao công thức này lại có tác dụng kỳ diệu như vậy? TS.Giang giải thích rõ qua việc trích dẫn khả năng chữa bệnh của từng loại rau củ như sau:

Rau húng quế, húng Láng: là loại cây rau xanh, lá nhỏ, cành tím, hoa trắng (họ hoa môi). Theo y học cổ truyền, húng quế có mùi thơm, vị cay (tân), tính nóng (nhiệt), làm ra mồ hôi (phát hãn), lợi niệu, giảm đau. Rau húng được dùng phổ biến làm gia vị và rau sống ăn kèm. Tinh dầu húng quế chứa hợp chất chống ôxy hóa mạnh, nhiều loại vitamin, khoáng chất, nhất là magie tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid máu, có lợi cho tim mạch, ngăn ngừa sự lão hóa phòng chống ung thư. Nước của húng và gừng đi vào ruột non đóng vai trò như một tác nhân truyền tín hiệu kích thích tuyến tụy tiết insulin. Vì vậy, việc ăn 10 ngọn húng quế vào mỗi sáng cùng một miếng gừng nhỏ, nhai chậm rãi trong vòng 5 phút luôn được Lương y Giang khuyến khích.

Lô hội: là loại cây mọng nước chứa chất nhựa trong suốt. Theo y học cổ truyền, lô hội có vị đắng (khổ), tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận hạ, thanh can minh mục (thanh can sáng mắt). Khoa học ngày nay đã tìm ra trong loại cây này chứa nhiều acid amin, vitamin và khoáng chất. Ăn một muỗng lô hội sống (bỏ vỏ xanh, ngâm qua nước đun sôi để nguội) sẽ phòng chống được các bệnh về tiêu hóa, chuyển hóa, ung thư, miễn dịch. Ngoài ra, lô hội còn được phụ nữ dùng để trị mụn và làm đẹp da.

Rau diếp cá: vị cay (tân), tính hơi lạnh (vi hàn) có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận trường. Diếp cá được dùng để chữa bệnh trĩ, đái buốt, đái dắt, lợi niệu, trị sốt ở trẻ em rất tốt. Trong thực đơn của bệnh nhân tiểu đường không thể thiếu được loại rau này.

Các loại củ, quả: (ớt chuông, dưa leo, cà chua ăn sống, bầu bí hấp tái...) không qua chế biến kỹ bằng lửa sẽ giữ lại được các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Nước dừa: Người mắc bệnh chuyển hóa miễn dịch thường thiếu hụt các chất khoáng. Nước dừa là một loại nước khoáng tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc cân bằng khoáng chất trong cơ thể.

Các loại đậu đỗ: giá trị của các loại đậu đỗ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp protein thực vật giúp tổng hợp globulin miễn dịch mà còn là nguồn nitric oxide (NO). NO tác động đến cơ chế cầm máu, lên cơ trơn thành mạch, các neuron và dạ dày, ruột. Bởi vậy, NO tham gia vào hầu hết các quá trình sống của cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, chức năng tiêu hóa - chuyển hóa, cảm giác đau, cảm giác hài lòng hay vui vẻ, cách thức hoạt động của nó quyết định đến quá trình lão hóa. Nhờ có NO mà con người giảm được nguy cơ chết do bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, tiểu đường và đặc biệt là các bệnh ung thư, miễn dịch.

Để chuẩn bị bữa ăn giàu NO cần dùng các loại đậu đỗ (đậu đen, đậu xanh, đậu Hà Lan...) ngâm nảy mầm 2-4h, ăn sống. Ngoài ra còn có thể dùng kèm hạt hạnh nhân, hạt điều hoặc óc chó, ngâm nước 2h sau đó ăn sống.

Nếu thực hiện 100% theo công thức và phương pháp ăn uống kể trên của Lương y Giang, thì lượng calo trong một bữa chỉ khoảng 150-200 Kcal, trong khi đó, chúng ta lại được rất nhiều lợi ích từ các loại vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Với người cần hỗ trợ điều trị có thể ăn 50-70% công thức, phải ăn ít nhất 1 bữa/ngày mới có kết quả. Người bình thường chỉ cần thực hiện 30-50% công thức đã là lý tưởng, cơ thể sẽ khỏe hẳn.

TS.Giang nói thêm: “Phương pháp này càng ăn nhiều càng tốt, không phải kiêng khem quá mức như các phương pháp khác. Sau khi ăn theo thực đơn, chúng ta vẫn có thể dùng bữa trưa và tối bình thường để đảm bảo lượng calo cần thiết cho cả ngày hoạt động”.



5 nguyên tắc “vàng”  trong ăn uống để phòng và chữa bệnh

Cổ nhân có câu “Bệnh tòng khẩu nhập-Họa tòng khẩu xuất” trăm thứ bệnh từ miệng mà ra, trăm thứ họa cũng từ miệng mà ra. Nên chúng ta cần biến thức ăn thành thuốc chữa bệnh hàng ngày, ngoài việc áp dụng công thức ăn tươi sống các loại rau, củ, quả, TS.Giang còn nhấn mạnh thêm các  nguyên tắc “vàng” để xây dựng một bữa ăn khoa học, đảm bảo đủ lượng calo cần thiết tốt cho sức khỏe. Xin được tổng kết lại như sau:

Về lượng thức ăn: lượng thức ăn đưa vào cơ thể phải tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng và chiều cao. Chúng ta có thể tính ra lượng calo nhằm thiết kế lượng thức ăn phù hợp. Việc chia lượng thức ăn theo bữa trong ngày cần chú ý tăng năng lượng vào bữa sáng và giảm vào bữa tối.

Về thời gian ăn: thời gian ăn chuẩn của một bữa ăn diễn ra từ 45-60 phút. Người bị bệnh tiểu đường cần phải ăn chậm hơn nữa so với mức bình thường theo nguyên tắc: “nhai kỹ, nuốt chậm”.

Ăn đúng giờ: sắp xếp thời gian cho các bữa ăn hằng ngày sao cho phù hợp, khoảng cách giữa các bữa ăn không quá lớn. Những ngày hôm sau cần ăn đúng thời điểm đó hoặc chênh lệch không quá 15 phút. Khi có thói quen hằng ngày như vậy, lượng đường huyết trong máu sẽ ở mức ổn định, việc bài tiết dịch tiêu hóa cũng theo đúng nhịp sinh học.

Về cách lựa chọn thực phẩm: không ăn những thức ăn dị ứng với cơ thể, lựa chọn thực phẩm an toàn. Người mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, tim mạch, gan, thận, gout... phải kiêng một số loại thực phẩm nhất định theo chỉ dẫn của bác sĩ. “Hãy để thức ăn là thuốc, đừng để thuốc là thức ăn của bạn”.

Theo trieutrungdaudaday.com