Quyên
Khánh Vi
Nguyễn Hưng
Đối với mỗi con người, giao tiếp là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của họ trong cuộc sống. Thực tế cho thấy những đứa trẻ hiếu động, cá tính sẽ thường tự tin và bản lĩnh hơn trong giao tiếp với mọi người.
Thực tế cho thấy những trẻ nhút nhát khi giao tiếp thường kém thành công hơn so với những trẻ tự tin giao tiếp. Trẻ rụt rè hay tự tin là kết quả của quá trình rèn luyện lâu dài từ phía gia đình. Vậy, dạy trẻ tự tin bằng cách nào?
Không cha mẹ nào muốn con nhút nhát khi giao tiếp, thế nhưng nhiều cha mẹ thừa nhận chính việc đào tạo bé ngoan ngoãn và nghe lời quá mức sẽ khiến trẻ thiếu tự tin, lệ thuộc.
Thoạt nghe qua điều này có vẻ phi lý, nhưng thực sự quan sát sẽ thấy những trẻ hiếu động và có cá tính thường tự tin hơn, bản lĩnh hơn trong giao tiếp so với những trẻ thường chỉ biết ngoan ngoãn, vâng lời.
Không cha mẹ nào muốn trẻ nhút nhát khi giao tiếp.
Trong cuộc họp mừng Xuân đầu năm với bạn bè, anh X. Long, chuyên viên một trường Đại học cùng vợ mang theo cô con gái 7 tuổi đến tham dự. Bé ngoan và lễ phép. Ai hỏi gì bé nói đấy, bảo ra chơi cùng các bạn khác đang chạy nhảy bé lắc đầu, phải đợi đến khi ba mẹ dắt lại và chơi cùng bé mới chịu chơi.
Anh thừa nhận: “Bé giao tiếp rụt rè và lệ thuộc bố mẹ nhiều lắm! Trước đây, dạy con lẽ ra mình nên cân nhắc đôi khi cho con “phản biện ý kiến”, giúp con bộc lộ cá tính hơn là chỉ biết bắt con vâng dạ, nghe lời”.
“Giờ bố mẹ nói gì con nghe đấy nhưng lại thấy lo, thấy con thiếu cá tính và sự tự tin, lo sau này lớn lên con sẽ thiệt thòi. Hai vợ chồng cũng đang cố gắng để điều chỉnh cách dạy bé, giúp bé tự tin hơn, biết ứng biến bản lĩnh hơn”.
Nhiều cha mẹ cũng như anh Long, trong giai đoạn con còn nhỏ, không chú ý nhiều đến việc bé thể hiện cá tính của mình và uốn nắn, hướng dẫn bé trong giao tiếp hơn là chỉ biết bắt bé phải nhất nhất nghe lời.
Điều này khiến bé hình thành tính cách ngoan ngoãn nhưng cũng khá thụ động, ngại giao tiếp.
Chị Kim Anh, mẹ của bé Minh Hoàng (học sinh lớp 5) cũng cho biết bé nhà chị học giỏi nhưng lại rất ít nói, rụt rè trong giao tiếp: “Suốt từ khi bé còn nhỏ đến giờ, trong lớp học rất ngại đưa tay phát biểu. Đi họp phụ huynh cho con, cô giáo cũng góp ý là bé ngoan, học tốt nhưng rụt rè quá!”.
Dạy trẻ những bài học từ thủa nhỏ ấu thơ đầu đời không phải chỉ cần bài học ngoan ngoãn, biết nghe lời là đủ mà còn cần giúp trẻ phân định đúng – sai, biết bảo vệ ý kiến của mình và biết thừa nhận điểm sai.
Giao tiếp tự tin là giao tiếp khi trẻ biết chủ động, biết nghi ngờ, và biết học những điều đúng đắn.
1. Nói chuyện với con từ khi trẻ được sinh ra.
Với nhiều người, việc giao tiếp với con được thực hiện từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Nói chuyện với con giúp trẻ làm quen dần với việc giao tiếp.
Đừng giới hạn bản thân, gạt phăng những ý kiến của trẻ. Nói với trẻ như nói chuyện với một người trưởng thành, trẻ sẽ học được nhiều điều. Với những người trưởng thành khác, trẻ cũng sẽ có cách nói chuyện tự tin hơn.
Đừng đòi hỏi quá cao ở trẻ mà hãy bắt đầu đơn giản từ những hành động nhỏ. Khi ứng xử với người lớn, trẻ bắt tay và giới thiệu thế nào cho tự tin. Không nên ăn tối với bàn tay bẩn. Giải thích cho trẻ vì sao lại làm như vậy.
Tôn trọng người khác cũng là cách để trẻ biết mình sẽ được đối xử như thế nào, tăng thêm phần tự tin. 3. Hãy chắc chắn trẻ hiểu đôi khi mình cũng cần được tôn trọng.
Nhiều người, đặc biệt với người lớn, không phải lúc nào cũng tôn trọng trẻ con do suy nghĩ trẻ còn nhỏ và thường ít suy nghĩ về những vấn đề đó. Con của bạn cần được biết rằng trẻ đáng được tôn trọng.
Trẻ có quyền yêu cầu người khác tôn trọng trẻ và không tha thứ cho người khác nếu họ không làm điều ấy. Việc ý thức được giá trị bản thân khiến trẻ tự tin hơn.
4. Dạy trẻ đặt câu hỏi cho bất kỳ ai nếu trẻ thấy cần thiết.
Nói với trẻ rằng không phải chỉ vì người khác là bác sĩ hay giáo viên thì họ đều luôn luôn đúng và biết hết. Trẻ phải biết nghi ngờ và đặt câu hỏi.
Nếu trẻ biết câu trả lời đúng, trẻ không nên ngồi yên và hài lòng với câu trả lời sai. Kể cả trong nói chuyện với người lớn, có gì thắc mắc trẻ có quyền hỏi và bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Những việc làm như thế khiến trẻ tự tin tiến đến việc làm chủ cuộc sống của mình hơn.
5. Nhận xét, động viên, khen thưởng nhưng không quên chỉ ra điểm sai của trẻ.
Sự động viên của cha mẹ là điều quan trọng nhất trên thế giới đối với con trẻ vì trẻ biết mình có làm đúng hay không. Nếu trẻ sai, cha mẹ cũng nên chỉ ra điểm sai ấy, không nên bỏ qua. Trẻ học được nhiều từ những sai lầm.
6. Dạy trẻ cười và biết cách pha trò trong từng tình huống.
Một bài học tưởng không cần thiết nhưng lại rất hữu ích cho trẻ trong việc khiến người đối diện thiện cảm và vui vẻ.
Không phải cười với tác dụng như liều thuốc cho tâm hồn chính trẻ mà việc hướng dẫn trẻ cười thoải mái, là chính mình còn giúp trẻ tự tin hơn trong từng tình huống. Nếu cha mẹ là người hài hước, trẻ sẽ học được điều này từ chính cha mẹ.
7. Tham gia vào những nỗ lực của trẻ.
Nếu trẻ đúng, hãy động viên trẻ bằng cách đứng về phía trẻ. Những việc làm đứng về phía trẻ nếu trẻ đúng sẽ khiến trẻ tự tin hơn, kỹ năng giao tiếp thêm nhuần nhuyễn và biết cách thảo luận vấn đề hơn.
19/01/2024
28/04/2020
23/11/2019
02/05/2018
27/04/2018
10/02/2018
04/09/2017
01/09/2017
31/08/2017
02/08/2017